Skip to content Skip to footer

Các sự cố về đèn sấy UV và cách khắc phục

SỰ CỐ ĐÈN UV VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (PHẦN 1)

Khi sử dụng đèn UV chúng ta thường gặp phải một số vấn đề về đèn UV làm cho đèn UV ngừng hoạt động hoặc tuổi thọ của đèn rất kém, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm và tiêu tốn khá nhiều chi phí cho việc thay đèn UV mới. Sau đây UVTech xin gửi đến Quý khách hàng một số lưu ý về các sự cố đèn UV thường gặp và cách phòng ngừa những sự cố đó nhằm làm tăng tuổi thọ của đèn UV.

1. Đèn UV bị mời đục

Sự cố: Đèn UV trở nên mờ đục là khi thân đèn xuất hiện nhiều đóm trắng, làm cho đèn không còn trong suốt như ban đầu, việc này làm cản trở tia cực tím đi qua lớp thạch anh. Quá trình này xảy ra sau khi đèn nhiễm bẩn và hiện tượng này trở nên nhiều hơn khi đèn UV quá nóng.

Phòng ngừa:

Đảm bảo đèn UV được sạch sẽ trước khi chạy đèn và hoạt động trong một môi trường không có bụi bẩn.
Đảm bảo đèn UV được chạy ở điện thế và công suất chính xác và hệ thống UV được làm lạnh đúng cách.

2. Đèn UV bị tráng gương

Sự cố: do hệ thống sấy tạo ra quá nhiều không khí lạnh mà không được lưu thông đúng cách đồng đều dọc theo chiều dài của đèn dẫn đến đèn UV bị tráng gương ở 2 vai đèn.

Phòng ngừa:

Vai đèn UV thường được tráng phủ vật liệu phản xạ nhiệt như: vàng, bạch kim, sơn bạc trắng để giữ nhiệt bên trong đèn. Tuy nhiên việc tráng phủ sơn màu trắng thực sự là lớp phủ phản xạ tốt nhất để giữ nhiệt bên trong đèn.
Hệ thống tạo ra quá nhiều không khí lạnh mà không được lưu thông đúng cách đồng đều dọc theo chiều dài của đèn. Lưu ý nhiệt độ hai bên vai đèn UV phải trên 600°C.
Đèn UV không sử dụng điện thế chính xác trong thời gian kéo dài. Người sử dụng đèn UV nên tìm kiếm sự tư vấn chuyên nghiệp trong trường hợp này.

3. Đèn UV bị biến dạng

Sự cố: Các đèn UV đã quá nóng do lưu thông không khí kém trong hệ thống UV. Quá nóng làm cho thạch anh mềm và bắt đầu chảy xệ dưới trọng lực hoặc biến dạng do chênh lệch áp suất.

Phòng ngừa:

Trong lúc hoạt động, nhiệt độ thân đèn không vượt quá 850°C và đuôi đèn không vượt quá 350°C.
Điều chỉnh luồng không khí và làm mát xung quanh đèn, đảm bảo hệ thống làm mát của bạn được đầy đủ chức năng.
Có thể xoay đèn UV 180° hàng tuần.

4. Đèn UV bị ô nhiễm bên ngoài

Sự cố: Ô nhiễm bên ngoài của đèn UV sẽ xảy ra khi thao tác trên đèn UV mà người dùng sử dụng tay trần tiếp xúc trực tiếp với thân đèn làm in ngón tay lên thân đèn hoặc đèn bị dính các chất ô nhiễm bên ngoài như bột, bụi giấy và mực in, dính lên bề mặt bên ngoài của thân đèn. Đôi khi hệ thống giải nhiệt kém, làm cho máng nhôm chảy xuống đèn dẫn đến đèn bị lủng lổ.

Phòng ngừa:

Chỉ được thao tác, tháo lắp đèn khi đèn đã nguội hẵn và nên mang găng tay cotton sạch trong lúc thao tác.
Khi đèn bị bám bẩn do sự tiếp xúc của hóa chất hay chạm tay vào đèn, dùng alcohol để vệ sinh sạch sẽ vùng bám bẩn.

Còn rất nhiều sự cố trong quá trình sử dụng đèn UV, UVTech sẽ trình bài ở phần tiếp theo, mời các bạn đón đọc bài Sự cố đèn UV và cách phòng ngừa (Phần 2) trong thời gian tới.

Xin cảm ơn!

LIÊU QUỐC BÌNH

www.uvtech.vn